Chuyên Thu Mua Nhà Xưởng - Xác Nhà Cũ TP.HCM

Chuyên Thu Mua Nhà Xưởng - Xác Nhà Cũ TP.HCM

Chuyên Thu Mua Nhà Xưởng - Xác Nhà Cũ TP.HCM

Chuyên Thu Mua Tháo Dỡ Xác Nhà - Nhà Xưởng
Ngành tái chế phế liệu góp phần đáng kế trong phục hồi kinh tế

Ngành tái chế phế liệu góp phần đáng kế trong phục hồi kinh tế

Các nhà tái chế phế liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế. Ngành công nghiệp tái chế phế liệu cần được phép tăng trưởng để thúc đẩy kinh tế, tạo việc làm, giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Ô. David Trung Dương, Chuyên gia môi trường, Việt kiều Mỹ khẳng định. Kim Ngân thực hiện.  

Ông có thể nói gì về vai trò của ngành phế liệu tái chế Hoa Kỳ? 

Cục Thống kê về Lao động Hoa Kỳ hạn chế con số việc làm của toàn ngành tái chế ở mức 115.000 người. Nhưng theo ý kiến của bà Robin Wiener - Chủ tịch Viện Công nghệ tái chế phế liệu Hoa Kỳ (ISRI): “Bất chấp những thời điểm khó khăn, ngành công nghiệp tái chế phế liệu trực tiếp hoặc gián tiếp tạo việc làm cho hơn 450.000 người”. Còn theo một nghiên cứu mới đây do ISRI ủy thác thực hiện, Ngành Công nghiệp tái chế phế liệu Hoa Kỳ tạo ra gần 460.000 việc làm và mang về khoản thu trên 90 tỷ USD cho nền kinh tế nước này. ISRI nói: … các doanh nghiệp tái chế phế liệu đóng góp cho nền kinh tế ở mức độ tương đương với gần như tất cả các đội thi đấu thể thao chuyên nghiệp của Hoa Kỳ gộp lại. Ngành công nghệ này còn tạo ra một khoản thu 10,3 tỷ USD tiền thuế mỗi năm. Còn Joe Pickard - Kinh tế trưởng của Hiệp hội ngành cho biết thêm, có khoảng 138.000 việc làm được trực tiếp tạo ra bởi ngành công nghiệp này, trong đó có bao gồm cả các nhà chế biến và môi giới; khoảng 132.000 việc làm do những người cung cấp cho ngành này tạo ra, và  khoảng 189.000 việc làm nữa được tạo ra bởi các “tác động tăng thêm”, trong đó có việc cung cấp nhà ở, các dịch vụ.

Ý kiến của Ông về ngành này ở Việt Nam ?

Việt Nam là một quốc gia trẻ, phát triển năng động, tăng trưởng kinh tế cao và dân số đông, vì thế, cũng là thị trường đầy tiềm năng của ngành công nghiệp tái chế phế thải. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này của Việt Nam còn thủ công và gây ô nhiễm môi trường. Phế liệu của Việt Nam hiện nay rất nhiều, nhưng về thực chất không phải là rác được phân loại tại nguồn theo yêu cầu kỹ thuật. Phân loại rác tại nguồn là phải tách rác hữu cơ và vô cơ riêng để hai loại này không ô nhiễm lẫn nhau, sau đó mới đưa vào nhà máy phân từng chủng loại để xử lý đúng chất lượng, theo yêu cầu. Quá trình phân loại “truyền thống” ở các vựa “ve chai” (có rất nhiều ở Việt Nam) hiện tại chưa phải là phân loại rác tại nguồn theo đúng quy chuẩn. Nguồn phế liệu hiện được coi là đã phân loại thực hiện sau thu gom chỉ thuần túy là lọc ra các sản phẩm mà họ dùng được, có thể bán cho các cơ sở tái chế.

Ở Việt Nam, sản xuất bao bì, giấy, nhựa plastic có nhu cầu rất lớn nhưng phần lớn bị lệ thuộc vào việc nhập phế liệu đã được phân loại. Để các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có được nguyên liệu tốt và giá thành rẻ, có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc, thay vì nhập nguyên liệu với giá cao gấp nhiều lần, Việt Nam cần thực hiện triệt để các chương trình phân loại và thu gom rác tại nguồn, thu gom phế liệu để tái chế đúng tiêu chuẩn. 

Theo tôi được biết, cả Hà Nội và TP. HCM từ nhiều năm trước đã có kế hoạch và triển khai trên thực tế chương trình phân loại rác tại nguồn. TP HCM đã thực hiện thí điểm tại Quận 5, sau đó là ở Phường 6, Quận 3, nhưng cho đến nay vẫn chưa tiến hành đại trà. Vì vậy, để thúc đẩy kinh tế, tạo việc làm, giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng, Ngành công nghiệp tái chế phế liệu của Việt Nam cần được phép tăng trưởng. Cần thực hiện quyết liệt các chương trình, giải pháp phân loại rác tại nguồn; cần áp dụng nghiêm minh và phù hợp các chế tài xử phạt vi phạm gây ô nhiễm môi trường; khuyến khích, khen thưởng các gia đình, cá nhân, tổ chức có thành tích. 

Chia sẻ bài viết này